Tài liệu mới
- 12
- 24
- 48
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: LẮP ĐẶT ĐIỆN NGOÀI TRỜI NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP_2018
- b. Mô đun/môn học chuyên ngành
- Tác giả:ThS. Vũ Xuân Hà cùng nhóm tác giả
- 318 lượt xem
Mô dun Lắp đặt điện ngoài trời là một trong những mô đun chuyên ngành cơ sở thuộc nghề “Điện công nghiệp”. Mô đun này có ý nghĩa quyết định đến kỹ năng cũng như kiến thức cơ bản của người học. Giáo trình Lắp đặt điện ngoài trời cơ bản được biên soạn dùng cho chương trình dạy nghề “Điện công nghiệp” đáp ứng cho hệ sơ cấp, giáo trình biên soạn dạng giải quyết các công việc để hình thành năng lực của người học về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Nội dung của giáo trình cung cấp các kiến thức về sử dụng các khí cụ điện, thiết bị điện thông dụng được sử dụng trong mạch điện của hệ thống điều khiển. Giáo trình được biên soạn phục vụ cho công tác giảng dạy của giảng viên và là tài liệu học tập, tham khảo của học sinh – sinh viên. Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu của các trường Cao đẳng, trung tâm dạy nghề. Tuy nhiên không thể tránh khỏi thiếu sót. Nhóm tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp để giáo trình được chỉnh sửa và ngày càng hoàn thiện hơn.
Giáo trình Dung sai đo lường (Cao đẳng 2021)
- a. Mô đun/môn học cơ sở
- Tác giả:Trần Quốc Nam
- 180 lượt xem
Giáo trình môn học ‘Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật’ được xây dựng và biên soạn dựa trên cơ sở chương trình khung trình độ Cao đẳng công nghệ ô tô của Trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng Nai. Nội dung được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, các kiến thức trong toàn bộ giáo trình có mối quan hệ logic chặt chẽ. Để đáp ứng yêu cầu về tài liệu học tập của học sinh, sinh viên trong nhà trường và sự phát triển trong tương lai của nghề Công nghệ ô tô.
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: LẮP ĐẶT ĐIỆN CÔNG NGHIỆP NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP_2018
- b. Mô đun/môn học chuyên ngành
- Tác giả:ThS. Trần Khắc Sơn cùng nhóm tác giả
- 307 lượt xem
Mô dun Lắp đặt điện công nghiệp là một trong những mô đun chuyên ngành cơ sở thuộc nghề “Điện công nghiệp”. Mô đun này có ý nghĩa quyết định đến kỹ năng cũng như kiến thức cơ bản của người học. Giáo trình Lắp đặt điện công nghiệp cơ bản được biên soạn dùng cho chương trình dạy nghề “Điện công nghiệp” đáp ứng cho hệ sơ cấp, giáo trình biên soạn dạng giải quyết các công việc để hình thành năng lực của người học về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Nội dung của giáo trình cung cấp các kiến thức về sử dụng các khí cụ điện, thiết bị điện thông dụng được sử dụng trong mạch điện của hệ thống điều khiển động cơ Giáo trình được biên soạn phục vụ cho công tác giảng dạy của giảng viên và là tài liệu học tập, tham khảo của học sinh – sinh viên. Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu của các trường Cao đẳng, trung tâm dạy nghề. Tuy nhiên không thể tránh khỏi thiếu sót. Nhóm tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp để giáo trình được chỉnh sửa và ngày càng hoàn thiện hơn.
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống phanh (Trung cấp 2021)
- b. Mô đun/môn học chuyên ngành
- Tác giả:Lưu Hoàng Vũ
- 191 lượt xem
Giáo trình “Sửa chữa và bảo dưỡng Hệ thống phanh” được biên soạn để làm tài liệu học tập cho sinh viên ngành công nghệ ô tô và giáo trình này được đề cập đến những vấn đề cơ bản về hệ thống phanh trên xe ô tô như phanh trống tự điều chỉnh, phanh đĩa, phanh thủy lực tiếp đôi, phanh thủy lực phân chia chéo, phanh trợ lực bằng chân không, phanh trợ lực bằng thủy lực, hệ thống phanh hơi.
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Cao đẳng 2021)
- a. Mô đun/môn học cơ sở
- Tác giả:Trần Quốc Nam
- 196 lượt xem
Vẽ kỹ thuật là môn kỹ thuật cơ sở nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vẽ và đọc bản vẽ kỹ thuật. Nhờ có bản vẽ kỹ thuật mà chúng ta thể hiện được ý đồ thiết kế của mình, cũng như hiểu được ý đồ thiết kế của người khác. Thông qua bản vẽ kỹ thuật, người ta có thể xây dựng được các công trình, chế tạo được máy móc đúng như yêu cầu của người thiết kế.
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: ĐIỆN CƠ BẢN NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP_2018
- Điện - Điện tử - Điện lạnh
- Tác giả:ThS. Trần Khắc Sơn cùng nhóm tác giá
- 593 lượt xem
Mô dun “Điện cơ bản” là một trong những mô đun chuyên ngành cơ sở thuộc nghề “Điên công nghiệp”. Mô đun này có ý nghĩa quyết định đến kỹ năng cũng như kiến thức cơ bản của người học. Sau khi học tập mô đun này, người học có đủ kiến thức để học tiếp mô đun lắp đặt điện trong nhà, mô đun lắp đặt điện ngoài trời và mô đun lắp đặt điện công nghiệp. Giáo trình “Điện cơ bản” được biên soạn dùng cho chương trình dạy nghề điện công nghiệp đáp ứng cho trình độ sơ cấp, giáo trình biên soạn dạng giải quyết các công việc để hình thành năng lực của người học về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Nội dung của giáo trình cung cấp các kiến thức về an toàn, kỹ năng đọc bản vẽ, khí cụ điện, đo lường điện và máy điện thông dụng được sử dụng trong mạch điện của hệ thống điều khiển. Hình thành và rèn luyện các kỹ năng sử dụng các dụng cụ điện cầm tay dùng trong lắp đặt mạch điện, sử dụng các đồng hồ đo điện để kiểm tra, sửa chữa những hư hỏng thường gặp trong mạch điện. Giáo trình được biên soạn phục vụ cho công tác giảng dạy của giảng viên và là tài liệu học tập, tham khảo của học sinh – sinh viên. Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu của các trường Cao đẳng, trung tâm dạy nghề. Tuy nhiên không thể tránh khỏi thiếu sót. Nhóm tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp để giáo trình được chỉnh sửa và ngày càng hoàn thiện hơn.
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THIẾT BỊ VÀ HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG ( MPS ) NGHỀ: TỰ ĐỘNG HOÁ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG_2018
- b. Mô đun/môn học chuyên ngành
- Tác giả:Th.s. Nguyễn Văn Linh cùng nhóm tác giả
- 371 lượt xem
Giáo trình Thiết bị và hệ thống tự động-MPS (Modular Production System) (có thể sử dụng làm Tài liệu giảng dạy và học tập) được xây dựng và biên soạn trên cơ sở chương trình khung đào tạo nghề Tự động hoá được Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng Nai ban hành. Tôi xin chân thành cám ơn tổ biên soạn chương trình Trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng Nai đã tạo điều kiện giúp đỡ trong việc biên soạn chương trình chi tiết mô đun Thiết bị và hệ thống tự động -MPS (Modular Production System).Trong quá trình biên soạn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để giáo trình Thiết bị và hệ thống tự động -MPS (Modular Production System) được hoàn thiện hơn, đáp ứng được yêu cầu thực tế trong giảng dạy của Giảng viên cũng như việc học tập của sinh viên được tốt hơn. Giáo trình Thiết bị và hệ thống tự động -MPS (Modular Production System) hoàn chỉnh để chính thức phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống lái (Cao đẳng 2021)
- b. Mô đun/môn học chuyên ngành
- Tác giả:Bùi Thanh Dương
- 161 lượt xem
Ngành công nghiệp ô tô là một ngành công nghiệp nặng với công nghệ cao. Đòi hỏi các nhà nghiên cứu, thiết kế cũng như vận hành, sửa chữa có sự tích luỹ và không ngừng tìm hiểu, trau rồi kiến thức. Để trang bị những kiến thức cơ bản cả về lý thuyết và thực hành về ô tô nói chung và hệ thống lái nói riêng, chúng tôi biên soạn giáo trình “Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái”.
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: ROBOT CÔNG NGHIỆP NGHỀ: TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG_2018
- b. Mô đun/môn học chuyên ngành
- Tác giả:ThS. Lương Quang Tiến cùng nhóm tác giả
- 306 lượt xem
Với sự phát triển rất nhanh của công nghệ, ngày nay các Robot công nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều trong các nhà máy, xí nghiệp. Các Robot này dần dần thay thể con người trong các dây chuyền sản xuất. Cũng vì thế, các nhà máy xí nghiệp đang rất cần những lao động kỹ thuật có trình độ và kiến thức về Robot. Chính vì những yêu cầu đó nên Giáo trình Robot công nghiệp được biên soạn dùng cho chương trình dạy nghề Tự động hóa công nghiệp đáp ứng cho hệ cao đẳng. Giáo trình cung cấp các kiến thức về Robot công nghiệp cũng như mô phỏng, lập trình điều khiển cánh tay Robot thật. Giáo trình được biên soạn phục vụ cho công tác giảng dạy của giảng viên và là tài liệu học tập, tham khảo của học sinh – sinh viên. Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu của các trường Cao đẳng, Đại học. Tuy nhiên không thể tránh khỏi thiếu sót. Nhóm tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp để giáo trình được chỉnh sửa và ngày càng hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn.
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: PLC NÂNG CAO NGHỀ: TỰ ĐỘNG HOÁ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG_2018
- b. Mô đun/môn học chuyên ngành
- Tác giả:Th.s. Nguyễn Văn Linh cùng nhóm tác giả
- 291 lượt xem
Ngày nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển. Trong các Doanh nghiệp hiện nay có nhiều hệ thống sản xuất sử dụng các bộ điều khiển lập trình. Trên thế giới có nhiều hãng sản xuất các bộ điều khiển lập trình khác nhau như: Siemens, Mitsubishi, Omron, Telemecanique, Allen Bredlay,... Về cơ bản, chúng đều có các tính năng tương tự, do đó, trong tài liệu này chỉ đề cập đến một loại PLC khá thông dụng “Mitsubishi” và được dùng nhiều ở Việt Nam. PLC nâng cao là một trong những mô đun chuyên môn mang tính đặc trưng cao thuộc nghề tự động hoá. Sau khi học mô đun này, học viên có đủ kiến thức và kỹ năng để học tập tiếp các mô đun MPS, Chuyên đề điều khiển ... Giáo trình này được biên soạn theo mô đun thuộc hệ thống mô đun của chương trình đào tạo nghề tự động hoá trình độ Cao đẳng nghề được dùng làm giáo trình cho học viên trong các cơ sở dạy nghề. Ngoài ra, giáo trình cũng có thể được sử dụng cho đào tạo ngắn hạn hoặc làm tài liệu tham khảo cho các công nhân kỹ thuật, các nhà quản lý và người sử dụng nhân lực tham khảo. Giáo trình mô đun này được triển khai sau các mô đun Trang bị điện; PLC cơ bản; Kỹ thuật cảm biến. Mô đun cung cấp những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình trong PLC cũng như trang bị những kỹ năng về lắp đặt các bộ điều khiển lập trình và kỹ năng lập trình giải quyết các yêu cầu nâng cao trong dây chuyền sản xuất. Trong quá trình biên soạn, do thời gian, kinh nghiệm và trình độ có hạn nên khó tránh thiếu sót, mong các thầy cô cũng như các độc giả nhận xét, đánh giá, bổ sung để giáo trình được hoàn chỉnh hơn.
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: TRANG BỊ ĐIỆN NÂNG CAO NGHỀ: TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG_2018
- b. Mô đun/môn học chuyên ngành
- Tác giả:ThS. Trần Khắc Sơn cùng nhóm tác giả
- 347 lượt xem
Mô dun Trang bị điện nâng cao là một trong những mô đun chuyên ngành mang tính đặc trưng cao thuộc nghề tự động hóa công nghiệp. Mô đun này có ý nghĩa quyết định đến kỹ năng cũng như kiến thức của người học. Sau khi học tập mô đun này, người học có đủ kiến thức, kỹ năng để có thể làm chủ được máy móc, trang thiết bị của nghề và tự thiết kế thi công được tủ điều khiển cho những dây truyền sản xuất đơn giản Giáo trình “Trang bị điện nâng cao“ được biên soạn dùng cho chương trình dạy nghề tự động hóa công nghiệp đáp ứng cho hệ cao đẳng. Nội dung của giáo trình cung cấp các kiến thức, kỹ năng về các công việc gắn với thực tế như điều khiển dây truyền cán và cắt tôn, điều khiển hệ thống bồn trộn, điều khiển thang máy..... Giáo trình dùng để giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Hình thành và rèn luyện các kỹ năng sử dụng các dụng cụ điện cầm tay dùng trong lắp đặt mạch điện, sử dụng các đồng hồ đo điện để kiểm tra, sửa chữa những sai hỏng thường gặp trong mạch điện Mặc dù nhóm tác giả đã có nhiều cố gắng, xong không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy/cô, bạn bè đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình đạt chất lượng cao hơn. Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu của các trường Cao đẳng, Đại học, để đáp ứng các yêu cầu thực tế đặt ra, nhằm trang bị người học các kiến thức và năng lực trong quá trình học môn Trang bị điện nâng cao./.