Sorry, JavaScript must be enabled.
Change your browser options, then try again.

Tài liệu mới

12
" alt="Giáo trình Kỹ thuật sửa chữa máy công cụ">  
Giáo trình Kỹ thuật sửa chữa máy công cụ
  • Cơ khí chế tạo
  • Tác giả:Lê Văn Vinh cùng nhóm tác giả
  • 320 lượt xem

Dựa vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của việc đào tạo nghề Bảo trì và sửa chữa máy công cụ của Khoa Cơ khí chế tạo của Trường Cao Đẳng Công Nghệ Cao Đồng Nai, Giáo trình Kỹ thuật sửa chữa máy công cụ được xây dựng và biên soạn trên cơ sở chương trình khung đào tạo nghề Bảo trì và sửa chữa máy công cụ đã được nhà nước phê duyệt và ban hành, giáo trình được thực hiện bởi tập thể giáo viên thuộc Khoa Cơ khí chế tạo Trường Cao Đẳng Công Nghệ Cao Đồng Nai. Trên cơ sở là chương trình khung, chương trình chi tiết, phân tích nghề, phân tích công việc và yêu cầu thực tiễn của thị trường lao động tại địa phương, đồng thời căn cứ vào tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng nghề của cấp độ được đào, từ đó tập thể giáo viên của Khoa Cơ khí chế tạo đã nghiên cứu, thảo luận và đi đến thống nhất biên soạn GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ cho sát với khả năng và nhiệm vụ thực tế của nhà trường, đồng thời vẫn định hướng đúng theo chương trình chung cấp quốc gia. Kỹ thuật sửa chữa máy móc thiết bị công nghiệp nói chung và kỹ thuật sửa chữa máy công cụ nói riêng đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động của máy công cụ ở các nhà máy gia công cơ khí. Nhằm trang bị và củng cố kiến thức về kỹ thuật sửa chữa cơ bản cho học sinh, sinh viên và thợ cơ khí. Trong quá trình thực hiện không thể không có những thiếu sót nhất định, tập thể giáo viên chúng tôi xin nhận sự đóng góp ý kiến của mọi người cho giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn . Xin chân thành cám ơn !

" alt="GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: KHÍ NÉN – THỦY LỰC NGHỀ: BẢO TRÌ SỬA CHỮA MCC TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP_2021">  
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: KHÍ NÉN – THỦY LỰC NGHỀ: BẢO TRÌ SỬA CHỮA MCC TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP_2021

Trong những thập niên gần đây sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đã làm cho các ngành Kỹ thuật Máy tính, Cơ khí, Ôtô có sự tiến bộ vượt bậc. Chính vì vậy, để đáp ứng kịp thời với sự phát triển đó, chất lượng đào tạo nghề trong các trường dạy nghề ngày càng được nâng cao và nhận được sự quan tâm của xã hội. Giáo trình Khí nén – Thủy lực đề cập đến những vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực điều khiển Điện, Khí nén, Thủy lực và là cơ sở của ngành Bảo trì và sửa chữa Máy công cụ... . Trên cơ sở chương trình khung đào tạo và được sự ủy nhiệm của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng công nghệ cao Đồng Nai, tập thể giáo viên khoa Điện – Cơ khí thực hiện biên soạn giáo trình này nhằm phục vụ cho công tác dạy nghề. Tài liệu này được biên soạn theo từng mô đun thuộc hệ thống mô đun của chương trình. Tài liệu được dùng để đào tạo cơ bản về Điện, Khí nén và Thủy lực cho ngành Bảo trì và sửa chữa Máy công cụ ở cấp độ trung cấp và được làm giáo trình cho học viên trong các khóa đào tạo. Giáo trình được biên soạn dựa trên sự tham khảo, chọn lọc một số tài liệu kỹ thuật điều khiển Khí nén – Thủy lực, kinh nghiệm giảng dạy và trao đổi thực tế với một số đồng nghiệp. Trong quá trình biên soạn, vì thời gian và tài liệu bị hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, sơ suất, mong các bạn đồng nghiệp và độc giả đóng góp ý kiến để cải tiến trong các lần biên soạn sau.

" alt="GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: PHAY BÀO CƠ BẢN NGHỀ: BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP_2021">  
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: PHAY BÀO CƠ BẢN NGHỀ: BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP_2021
  • Cơ khí chế tạo
  • Tác giả:Nguyễn Trung Tín cùng nhóm tác giả
  • 293 lượt xem

Dựa vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của việc đào tạo nghề Bảo trì và sửa chữa máy công cụ thuộc Khoa Cơ khí Chế tạo của Trường Cao Đẳng Công Nghệ Cao Đồng Nai, giáo trình Phay bào cơ bản được xây dựng và biên soạn lại trên cơ sở chương trình khung đào tạo nghề Cắt Gọt Kim Loại đã được nhà nước phê duyệt và ban hành, giáo trình được thực hiện bởi tập thể giáo viên thuộc Khoa Cơ khí Chế tạo Trường Cao đẳng Công Nghệ Cao Đồng Nai. Trên cơ sở là chương trình khung, chương trình chi tiết, phân tích nghề, phân tích công việc và yêu cầu thực tiễn của thị trường lao động tại địa phương, đồng thời căn cứ vào tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng nghề của cấp độ được đào, từ đó tập thể giáo viên của Khoa Cơ khí Chế tạo đã nghiên cứu, thảo luận và đi đến thống nhất biên soạn giáo trình Phay bào cơ bản cho sát với khả năng và điều kiện thực tế của nhà trường, đồng thời vẫn định hướng đúng theo chương trình chung cấp quốc gia. Trong quá trình biên soạn chắc chắn sẽ có những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để cuốn giáo trình mô đun “Phay bào cơ bản” ngày càng hoàn thiện hơn./.

" alt="Giáo trình Tiện cơ bản">  
Giáo trình Tiện cơ bản
  • Cơ khí chế tạo
  • Tác giả:Lê Văn Vinh cùng nhóm tác giả
  • 192 lượt xem

Dựa vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của việc đào tạo nghề Bảo trì và sửa chữa máy công cụ thuộc Khoa Cơ khí chế tạo của Trường Cao Đẳng Công Nghệ Cao Đồng Nai, Giáo trình Tiện cơ bản được xây dựng và biên soạn trên cơ sở Chương trình khung đào tạo nghề Bảo trì và sửa chữa máy công cụ đã được nhà nước phê duyệt và ban hành, giáo trình được thực hiện bởi tập thể giáo viên thuộc Khoa Cơ khí chế tạo Trường Cao Đẳng Công Nghệ Cao Đồng Nai. Trên cơ sở là chương trình khung, chương trình chi tiết, phân tích nghề, phân tích công việc và yêu cầu thực tiễn của thị trường lao động tại địa phương, đồng thời căn cứ vào tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng nghề của cấp độ được đào, từ đó tập thể giáo viên của nghề đã nghiên cứu, hội ý và đi đến thống nhất biên soạn “Giáo trình tiện cơ bản’’ cho sát với khả năng và nhiệm vụ thực tế của nhà trường, đồng thời vẫn định hướng đúng theo chương trình chung, cấp quốc gia. Trong quá trình thực hiện thể không có những thiếu sót nhất định, tập thể giáo viên chúng tôi xin nhận sự đóng góp ý kiến của mọi người cho giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn . Xin chân thành cám ơn !

" alt="Giáo trình Nguội cơ bản">  
Giáo trình Nguội cơ bản
  • Cơ khí chế tạo
  • Tác giả:Nguyễn Thanh Bình cùng nhóm tác giả
  • 197 lượt xem

Giáo trình Nguội cơ bản được biên soạn theo chương trình khung đào tạo của Trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng Nai. Được dùng cho hệ trung cấp đồng thời có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nghề cơ khí nói chung. Đặc biệt là nghề: Bảo trì và sửa chữa máy công cụ và Cơ khí cắt gọt. Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng Nai, trong quá trình biên soạn, Khoa cơ khí chế tạo của trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng Nai đã nhận được rất nhiều sự đóng góp ý kiến về chuyên môn, về kinh nghiệm của các đồng nghiệp trong và ngoài Trường cùng các doanh nghiệp Cơ khí. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng ban biên soạn giáo trình cũng còn có nhiều sai sót, đôi chỗ còn chưa thực sự thuyết phục. Ban biên soạn kính mong các độc giả, các đồng nghiệp, các chuyên gia đóng góp ý kiến để lần tái bản sắp tới được hoàn thiện hơn. Mọi đóng góp xin gửi về: Khoa cơ khí - Trường Cao đẳng Công nghê cao Đồng Nai.

" alt="Giáo trình Mô đun: Trang bị điện trên máy công cụ Nghề: Bảo trì và Sửa chữa máy công cụ Trình độ: Trung cấp">  
Giáo trình Mô đun: Trang bị điện trên máy công cụ Nghề: Bảo trì và Sửa chữa máy công cụ Trình độ: Trung cấp

Dựa vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của việc đào tạo nghề Bảo trì và sửa chữa máy công cụ thuộc Khoa Cơ khí chế tạo của Trường Cao Đẳng Công Nghệ Cao Đồng Nai, Giáo trình “Trang bị điện trên máy công cụ” được xây dựng và biên soạn trên cơ sở Chương trình khung đào tạo nghề Bảo trì và sửa chữa máy công cụ đã được nhà nước phê duyệt và ban hành, giáo trình được thực hiện bởi tập thể giáo viên thuộc Khoa Cơ khí chế tạo Trường Cao Đẳng Công Nghệ Cao Đồng Nai. Trên cơ sở là chương trình khung, chương trình chi tiết, phân tích nghề, phân tích công việc và yêu cầu thực tiễn của thị trường lao động tại địa phương, đồng thời căn cứ vào tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng nghề của cấp độ được đào, từ đó tập thể giáo viên của nghề đã nghiên cứu, hội ý và đi đến thống nhất biên soạn “Giáo trình Trang bị điện trên máy công cụ” cho sát với khả năng và nhiệm vụ thực tế của nhà trường, đồng thời vẫn định hướng đúng theo chương trình chung, cấp quốc gia. Trong quá trình thực hiện thể không có những thiếu sót nhất định, tập thể giáo viên chúng tôi xin nhận sự đóng góp ý kiến của mọi người cho giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn . Xin chân thành cám ơn !

" alt="GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: SỬ DỤNG DỤNG CỤ ĐO, KIỂM TRA NGHỀ: BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP_2021">  
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: SỬ DỤNG DỤNG CỤ ĐO, KIỂM TRA NGHỀ: BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP_2021

Dựa vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của việc đào tạo nghề Bảo trì và sửa chữa máy công cụ thuộc Khoa Cơ khí Chế tạo của Trường Cao Đẳng Công Nghệ Cao Đồng Nai, giáo trình Sử dụng dụng cụ đo kiểm tra được xây dựng và biên soạn nhằm mục đích hệ thống lại các kiến thức cơ bản về cách đọc và sử dụng các loại dụng cụ đo. Giáo trình nêu rõ các phương pháp kiểm sai số của sản phẩm sau khi gia công, lắp ghép và căn chỉnh các chi tiết máy, giáo trình được thực hiện bởi tập thể giáo viên thuộc Khoa Cơ khí Chế tạo Trường Cao đẳng Công Nghệ Cao Đồng Nai. Trên cơ sở là chương trình khung, chương trình chi tiết, phân tích nghề, phân tích công việc và yêu cầu thực tiễn của thị trường lao động tại địa phương, đồng thời căn cứ vào tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng nghề của cấp độ được đào, từ đó tập thể giáo viên của Khoa Cơ khí Chế tạo đã nghiên cứu, thảo luận và đi đến thống nhất biên soạn giáo trình Sử dụng dụng cụ đo kiểm tra cho sát với khả năng và điều kiện thực tế của nhà trường, đồng thời vẫn định hướng đúng theo chương trình chung cấp quốc gia. Trong quá trình biên soạn chắc chắn sẽ có những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để cuốn giáo trình mô đun “Sử dụng dụng cụ đo kiểm tra” ngày càng hoàn thiện hơn./.

" alt="GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: VẬT LIỆU CƠ KHÍ NGHỀ: BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP_2021">  
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: VẬT LIỆU CƠ KHÍ NGHỀ: BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP_2021
  • Cơ khí chế tạo
  • Tác giả:Lê Văn Tấn cùng nhóm tác giả
  • 390 lượt xem

Giáo trình Vật liệu cơ khí dành cho học sinh Trung cấp, nghề Bảo trì và sửa chữa máy công cụ. Nội dung của giáo trình: Trình bày đặc điểm, tính chất cơ lý, ký hiệu và phạm vi ứng dụng của một số vật liệu thường dùng trong ngành cơ khí như: gang, thép cácbon, thép hợp kim, hợp kim cứng, kim loại màu, ceramic, vật liệu phi kim loại, dung dịch trơn nguội ...Giải thích rõ khái niệm về nhiệt luyện và hoá nhiệt luyện. Đặc trương của vật liệu qua màu sắc, tỷ trọng, độ nhám mịn, âm thanh khi gõ, đập búa, xem tia lửa khi mài. Xác định được tính chất, công dụng các loại vật liệu thường dùng cho nghề. Khi đọc hiểu nội dung, học sinh có khả năng tự mua các loại vật liệu theo đúng yêu cầu của sản xuất. Đo được độ cứng HB, HRC. Nhiệt luyện được một số dụng cụ của nghề như dao tiện thép gió, đục... Giáo trình do các giáo viên Khoa Cơ khí Chế tạo, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng Nai biên soạn.

" alt="GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: DUNG SAI – ĐO LƯỜNG KỸ THUẬT NGHỀ: BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP_2021">  
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: DUNG SAI – ĐO LƯỜNG KỸ THUẬT NGHỀ: BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP_2021
  • Cơ khí chế tạo
  • Tác giả:Lê Văn Tấn (Chủ biên) cùng nhóm tác giả
  • 427 lượt xem

Giáo trình Dung sai – Đo lường kỹ thuật dành cho học sinh Trung cấp nghề Cắt gọt kim loại. Nội dung của giáo trình: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản để thiết kế các chi tiết máy, các mối ghép và thiết lập các bản vẽ cơ khí. Trình bày bản chất của tính đổi lẫn trong lắp ghép. Giải thích hệ thống dung sai lắp ghép theo TCVN 2244-2245; các phương pháp đo, đọc, sử dụng, bảo quản các loại dụng cụ đo thông dụng và phổ biến trong ngành cơ khí. Sau khi đọc hiểu tài liệu, người học có thể vận dụng được để tra, tính toán dung sai kích thước, dung sai hình dạng và vị trí, độ nhám bề mặt và dung sai lắp ghép các mối ghép thông dụng. Xác định được dung sai một số chi tiết điển hình và các kích thước cần chú ý khi chế tạo và ghi được ký hiệu dung sai kích thước, dung sai hình dạng và vị trí, nhám bề mặt lên bản vẽ.

" alt="GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CƠ KỸ THUẬT NGHỀ: BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP_2021">  
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CƠ KỸ THUẬT NGHỀ: BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP_2021
  • Cơ khí chế tạo
  • Tác giả:Lê Văn Tấn (Chủ biên) cùng nhóm tác giả
  • 383 lượt xem

Trong các môn học lý thuyết của các trường cao đẳng, trung cấp khối nghề kỹ thuật, môn Cơ kỹ thuật là môn lý thuyết cơ sở nhằm trang bị cho học các kiến thức để: Phân tích tải trọng và phản lực liên kết, trọng tâm cân bằng ổn định của vật rắn; các loại chuyển động, vận tốc dài, vận tốc góc, gia tốc, gia tốc tiếp tuyến, gia tốc pháp tuyến, các sơ đồ truyền động. Trình bày khái niệm về kéo nén, xoắn, uốn, cắt dập; nguyên lý hoạt động của các cơ cấu đảo chiều để giải thích một số cơ cấu làm việc của máy thông dụng. Để tính tải trọng và phản lực liên kết, trọng tâm cân bằng ổn định của vật rắn; các lực ma sát, vận tốc dài, vận tốc góc, gia tốc, gia tốc tiếp tuyến, gia tốc pháp tuyến; ứng suất, kích thước mặt cắt của thanh chịu kéo – nén, trục chịu xoắn, dầm chịu uốn, bị cắt dập ở trạng thái nguy hiểm và trạng thái an toàn của vật liệu và chọn được các cơ cấu truyền động bánh răng, cơ cấu xích, cơ cấu bánh vít trục vít, bộ truyền đai thông dụng để áp dụng cho từng trường hợp truyền động thực tế. Giáo trình do các giáo viên Khoa Cơ khí Chế tạo, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng Nai biên soạn dành cho đối tượng trung cấp bao gồm 5 chương: Chương 1. Tĩnh học Chương 2. Động học Chương 3. Sức bền vật liệu Chương 4. Chi tiết máy Chương 5. Các chi tiết máy truyền động

" alt="GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: AUTOCAD NGHỀ: BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP_2021">  
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: AUTOCAD NGHỀ: BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP_2021
  • Cơ khí chế tạo
  • Tác giả:Lê Văn Tấn (Chủ biên) cùng nhóm tác giả
  • 389 lượt xem

Với sự phát triển mạnh của tin học và nhất là máy tính điện tử, các phần mềm đồ hoạ được đưa vào ứng dụng trong việc thiết kế và chế tạo. Vẽ bằng máy tính cho phép tự động hoá xử lý thông tin vẽ nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng công việc và sản phẩm, giảm 30-70% công sức người thiết kế. Trong kỹ thuật, phần mềm AutoCAD (Computer Aided Design) của hãng AutoDesk là một trong những phần mềm được sử dụng phổ biến nhất trong các phần mềm trợ giúp thiết kế hiện nay. AutoCAD thực chất chỉ là công cụ hỗ trợ đắc lực để hoàn thiện bản vẽ một cách nhanh chóng và chính xác, vì để thực hiện một bản vẽ không phải chỉ cần biết sử dụng lệnh mà phần đóng vai trò quan trọng là phải biết phân tích hình vẽ, nắm vững phương pháp chiếu và các kiến thức về tiêu chuẩn xây dựng bản vẽ. Để vẽ và thiết kế trên máy tính không chỉ cần có kiến thức về sử dụng phần mềm mà còn phải có kiến thức về chuyên môn. Giáo trình do các giáo viên Khoa Cơ khí Chế tạo, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng Nai biên soạn cho trìn độ Trung cấp nghề Cắt gọt kim loại và các khối nghề kỹ thuật bao gồm 5 chương: Chương 1. Giới thiệu. Chương 2. Thiết lập bản vẽ. Chương 3. Lệnh vẽ cơ bản. Chương 4. Làm việc với lớp đối tượng. Chương 5. Tạo và in bản vẽ.

" alt="Giáo trình Môn học : Vẽ kỹ thuật Nghề: Bảo trì và Sửa chữa máy công cụ Trình độ: Trung cấp">  
Giáo trình Môn học : Vẽ kỹ thuật Nghề: Bảo trì và Sửa chữa máy công cụ Trình độ: Trung cấp
  • Cơ khí chế tạo
  • Tác giả:Lê Văn Tấn; Nguyễn Văn Thịnh
  • 415 lượt xem

Bản vẽ kỹ thuật ra đời và phát triển theo nhu cầu của đời sống con người và theo sự đòi hỏi của thực tiễn sản xuất. Hình thức và nội dung của bản vẽ cũng thay đổi theo sự phát triển không ngừng của sản xuất xã hội. Sự ra đời của bản vẽ là khả năng diễn tả sự vật và sự tích lũy những kiến thức hình học trong việc đo đạc ruộng đất, trong việc xây dựng các nhà ở. Sự phát triển của bản vẽ đã trải qua nhiều thế kỷ nay. Trước đây, khi xây dựng các công trình người ta vẽ trực tiếp các hình biểu diễn các công trình ngay trên mặt đất nơi công trình đã được xây dựng, sau đó các bản vẽ mặt bằng này được thực hiện trên các phiến đá, các bảng gỗ bằng những hình vẽ thô sơ và đơn giản. Ngày nay bản vẽ kỹ thuật được thực hiện bằng các phương pháp biểu diễn khoa học, chính xác và hoàn chỉnh theo các tiêu chuẩn thống nhất của quốc gia và quốc tế với những dụng cụ vẽ tinh xảo và tự động hóa. Ở nước ta môn vẽ kỹ thuật đã được giảng dạy và nghiên cứu trong các trường Đại Học, Cao Đẳng, và các trường trung học chuyên nghiệp. Năm 1974 tiêu chuẩn “bản vẽ cơ khí” được sửa đổi và thuộc hệ thống tiêu chuẩn “ tài liệu thiết kế” trong những năm đổi mới nền kinh tế của nước ta đã dần dần hòa nhập với nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới.

Các đơn vị liên kết