Tài liệu mới
- 12
- 24
- 48
Giáo trình Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng (Trung cấp 2021)
- b. Mô đun/môn học chuyên ngành
- Tác giả:Lý Hoàng Hà
- 198 lượt xem
Môđun Xây dựng phần mềm Quản lý Bán Hàng thuộc khối các môn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, giúp người học có kiến thức, kỹ năng xây dựng được phần mềm để quản lý bán hàng .Giáo trình Xây dựng phần mềm Quản lý Bán Hàng được biên soạn theo chương đào tạo nghề Công Nghệ Thông Tin (Ứng dụng phần mềm) của Trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng Nai. Mục đích biên soạn giáo trình nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản để xây dựng được phần mềm để quản lý bán hàng với các tính năng chính như cập nhật dữ liệu, truy vấn dữ liệu, báo cáo,...
Giáo trình Đồ họa ứng dụng (Cao đẳng 2021)
- b. Mô đun/môn học chuyên ngành
- Tác giả:Nguyễn Lê Tình
- 186 lượt xem
Giáo trình Đồ họa ứng dụng, được biên soạn theo chương trình giảng dạy của Nhà trường năm 2020. Nội dung của giáo trình đã được biên soạn trên cơ sở kế thừa những nội dung được giảng dạy ở các trường, kết hợp với những nội dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ nhu cầu lao động. Giáo trình được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu. Các kiến thức trong toàn bộ giáo trình có mối quan hệ lôgíc chặt chẽ. Tuy vậy, giáo trình chỉ là một phần trong nội dung của chuyên ngành đào tạo cho nên người dạy, người học cần tham khảo thêm các giáo trình có liên quan đối với mô đun để việc sử dụng giáo trình có hiệu quả hơn.
Giáo trình Đồ họa ứng dụng (Trung cấp 2021)
- b. Mô đun/môn học chuyên ngành
- Tác giả:Nguyễn Lê Tình
- 455 lượt xem
Giáo trình Đồ họa ứng dụng, được biên soạn theo chương trình giảng dạy của Nhà trường năm 2020. Nội dung của giáo trình đã được biên soạn trên cơ sở kế thừa những nội dung được giảng dạy ở các trường, kết hợp với những nội dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ nhu cầu lao động. Giáo trình được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu. Các kiến thức trong toàn bộ giáo trình có mối quan hệ lôgíc chặt chẽ. Tuy vậy, giáo trình chỉ là một phần trong nội dung của chuyên ngành đào tạo cho nên người dạy, người học cần tham khảo thêm các giáo trình có liên quan đối với mô đun để việc sử dụng giáo trình có hiệu quả hơn.
Giáo trình Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin (Cao đẳng 2021)
- b. Mô đun/môn học chuyên ngành
- Tác giả:Lý Hoàng Hà
- 189 lượt xem
Môđun Phân tích thiết kế Hệ thống thông tin thuộc khối các môn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, giúp người học có kiến thức, kỹ năng cơ bản về nhận diện các hệ thống thông tin, phân tích ưu khuyết điểm của hệ thống thông tin cũ từ đó phân tích thiết kế hệ thống mới hoàn thiện hơn.. Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống được biên soạn theo chương đào tạo nghề Công Nghệ Thông Tin (Ứng dụng phần mềm) của Trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng Nai. Mục đích biên soạn giáo trình nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản khảo sát, phân tích, thiết kế hệ thống thông tin.
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: TRANG BỊ ĐIỆN NGÀNH/NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP_2021
- b. Mô đun/môn học chuyên ngành
- Tác giả:Đinh Công Sang cùng nhóm tác giả
- 312 lượt xem
Giáo trình này dùng làm tài liệu giảng dạy và học tập cho học sinh hệ sơ cấp ngành Điện công nghiệp và dân dụng. Cũng như làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm. Giáo trình này trình bày về khí cụ điện, động cơ điện và phương pháp điều khiển, bảo vệ và khống chế động cơ điện trong các máy sản xuất, máy công cụ. Với mỗi thiết bị điện, sơ đồ mạch điện đều được giới thiệu một cách chi tiết về cấu tạo, giải thích nguyên lý hoạt động kèm theo các thông số kỹ thuật. Với sự trình bày ngắn gọn, rõ ràng cùng với hình ảnh minh họa, tác giả hi vọng sẽ giúp các bạn học viên tiếp cận kiến thức về lĩnh vực trang bị điện công nghiệp một cách khoa học và đạt hiệu quả cao nhất. Giáo trình này cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các đối tượng là công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên, ... chuyên ngành điện công nghiệp để ứng dụng trong nghề nghiệp của mình. Giáo trình trang bị điện gồm bảy bài chính lần lượt được trình bày các vấn đề sau: Bài 1: Mạch điều khiển động cơ điện. Bài 2: Mạch đảo chiều quay động cơ điện. Bài 3: Mạch mở máy động cơ điện. Bài 4: Mạch dừng tức thời động cơ điện. Bài 5: Mạch giới hạn trình tự. Bài 6: Mạch bảo vệ động cơ điện. Bài 7: Các mạch điều khiển máy công cụ. Trong quá trình biên soạn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ và cung cấp tài liệu của Quý Thầy, Cô trong khoa Điện - Điện tử - Điện lạnh Trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng Nai. Mặc dù đã cố gắng, song cũng khó tránh khỏi những thiếu sót, mong bạn đọc góp ý để giáo trình được hoàn thiện hơn.
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: SỬA CHỮA MÁY ĐIỆN NGÀNH/NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP_2021
- b. Mô đun/môn học chuyên ngành
- Tác giả:Đinh Công Sang cùng nhóm tác giả
- 224 lượt xem
Sửa chữa máy điện là một môn học rất cần thiết và quan trọng cho học viên học ngành điện. Nó trang bị những lý thuyết cơ bản về: Cấu tạo, nguyên lý làm việc, các hiện tượng vật lý xảy ra trong máy điện và ứng dụng chung trong thực tế..., giáo trình máy điện là môn học nhằm giúp người học hiểu những vấn đề đó. Đây là tài liệu quan trọng cho học viên ngành điện và đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho học viên một số ngành khác có liên quan... Để giúp người học hiểu và dễ dàng tiếp thu kiến thức môn học, giáo trình biên soạn nội dung một cách cơ bản, ngắn gọn, sau mỗi phần đều có ví dụ, sau mỗi chương đều có câu hỏi ôn tập và bài tập để giúp học viên có thể tự kiểm tra lại những vấn đề mình đã học. Giáo trình này dùng làm tài liệu giảng dạy và học tập cho học viên trình độ sơ cấp ngành Điện công nghiệp và dân dụng. Cũng như làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm. Giáo trình máy điện gồm năm bài chính lần lượt được trình bày các vấn đề sau: Bài 1: Quấn dây máy biến áp. Bài 2: Tháo ráp động cơ. Bài 3: Đấu dây vận hành động cơ . Bài 4: Quấn dây động cơ một pha. Bài 5: Quấn dây động cơ ba pha. Trong quá trình biên soạn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ và cung cấp tài liệu của Quý Thầy, Cô trong khoa Điện - Điện tử - Điện lạnh Trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng Nai. Mặc dù đã cố gắng, song cũng khó tránh khỏi những thiếu sót, mong bạn đọc góp ý để giáo trình được hoàn thiện hơn.
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG NGÀNH: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP – DÂN DỤNG TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP_2021
- b. Mô đun/môn học chuyên ngành
- Tác giả:Hoàng Văn Khải cùng nhóm tác giả
- 238 lượt xem
Nội dung giáo trình biên soạn theo tính chất của mô đun trong chương trình đào tạo nhưng cũng hướng tới các bài tập thực hành của từng bài nằm giúp cho sinh viên có được những kỹ năng về nhận dạng thiết bị điện gia dụng, xác định được các thông số cơ bản của thiết bị điện và bước đầu có thể kiểm tra được chất lượng các thiết bị điện thông dụng được sử dụng trong các thiết bị của nghề điện công nghiệp và dân dụng. Nội dung của giáo trình có những phần viết mở rộng kiến thức nhằm giúp người học có thể tự mình nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Giáo trình được biên soạn theo chương trình đào tạo với cấu trúc gồm các nội dung cơ bản sau: Bài 1: Thiết bị cấp nhiệt. Bài 2: Động cơ điện gia dụng. Bài 3: Các loại đèn gia dụng và trang trí. Tuy nhóm tác giả đã có nhiều cố gắng khi biên soạn cho phù hợp với thời lượng của mô đun và cho đối tượng của sinh viên chuyên ngành điện công nghiệp và dân dụng, nhưng giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các thầy, cô giáo, bạn đọc góp ý để giáo trình được biên soạn ngày càng được hoàn thiện hơn phục vụ công tác giảng dạy của khoa Điện – Điện tử - Điện lạnh. Xin chân thành cảm ơn.
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: ĐO LƯỜNG ĐIỆN NGÀNH: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP – DÂN DỤNG TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP_2021
- b. Mô đun/môn học chuyên ngành
- Tác giả:Quảng Hoàng Tân cùng nhóm tác giả
- 201 lượt xem
Nội dung giáo trình biên soạn theo tính chất của mô đun trong chương trình đào tạo nhưng cũng hướng tới các bài tập thực hành của từng chương nằm giúp cho sinh viên có được những kỹ năng về nhận dạng cơ cấu đo, xác định được các thông số cơ bản của mạng điện và các dụng cụ đo điện như đo vôn, ampe, điện trở, giúp sinh viên nắm rõ lý thuyết và thao tác thực hành chuẩn và chính xác của nghề Điện công nghiệp và dân dụng. Nội dung của giáo trình có những phần viết mở rộng kiến thức nhằm giúp người học có thể tự mình nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Giáo trình được biên soạn theo chương trình đào tạo với cấu trúc gồm các nội dung cơ bản sau: Chương 1: Đại cương về đo lường điện Chương 2: Các loại cơ cấu đo thông dụng Chương 3: Đo các đại lượng điện cơ bản Chương 4: Sử dụng các loại máy đo thông dụng. Tuy tác giả đã có nhiều cố gắng khi biên soạn cho phù hợp với thời lượng của mô đun và cho đối tượng của sinh viên chuyên ngành Điện công nghiệp và dân dụng, nhưng giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các thầy, cô giáo, bạn đọc góp ý để giáo trình được biên soạn ngày càng được hoàn thiện hơn phục vụ công tác giảng dạy của khoa Điện – Điện tử - Điện lạnh. Xin chân thành cảm ơn.
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGHỀ: TỰ ĐỘNG HÓA TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG_2021
- b. Mô đun/môn học chuyên ngành
- Tác giả:DCoHT
- 329 lượt xem
ĐỀ CƢƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THIẾT BỊ VÀ HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG ( MPS ) NGHỀ: TỰ ĐỘNG HOÁ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG_2021
- b. Mô đun/môn học chuyên ngành
- Tác giả:Nguyễn Văn Linh cùng nhóm tác giả
- 278 lượt xem
Giáo trình Thiết bị và hệ thống tự động-MPS (Modular Production System) (có thể sử dụng làm Tài liệu giảng dạy và học tập) được xây dựng và biên soạn trên cơ sở chương trình khung đào tạo nghề Tự động hoá được Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng Nai ban hành. Tôi xin chân thành cám ơn tổ biên soạn chương trình Trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng Nai đã tạo điều kiện giúp đỡ trong việc biên soạn chương trình chi tiết mô đun Thiết bị và hệ thống tự động -MPS (Modular Production System).Trong quá trình biên soạn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để giáo trình Thiết bị và hệ thống tự động -MPS (Modular Production System) được hoàn thiện hơn, đáp ứng được yêu cầu thực tế trong giảng dạy của Giảng viên cũng như việc học tập của sinh viên được tốt hơn. Giáo trình Thiết bị và hệ thống tự động -MPS (Modular Production System) hoàn chỉnh để chính thức phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Chân thành cảm ơn
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: ROBOT CÔNG NGHIỆP NGHỀ: TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG_2021
- b. Mô đun/môn học chuyên ngành
- Tác giả:Lương Quang Tiến cùng nhóm tác giả
- 333 lượt xem
Với sự phát triển rất nhanh của công nghệ, ngày nay các Robot công nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều trong các nhà máy, xí nghiệp. Các Robot này dần dần thay thể con người trong các dây chuyền sản xuất. Cũng vì thế, các nhà máy xí nghiệp đang rất cần những lao động kỹ thuật có trình độ và kiến thức về Robot. Chính vì những yêu cầu đó nên Giáo trình Robot công nghiệp được biên soạn dùng cho chương trình dạy nghề Tự động hóa công nghiệp đáp ứng cho hệ cao đẳng. Giáo trình cung cấp các kiến thức về Robot công nghiệp cũng như mô phỏng, lập trình điều khiển cánh tay Robot thật. Giáo trình được biên soạn phục vụ cho công tác giảng dạy của giảng viên và là tài liệu học tập, tham khảo của học sinh – sinh viên. Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu của các trường Cao đẳng, Đại học. Tuy nhiên không thể tránh khỏi thiếu sót. Nhóm tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp để giáo trình được chỉnh sửa và ngày càng hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn.
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: PLC NÂNG CAO NGHỀ: TỰ ĐỘNG HOÁ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG_2021
- b. Mô đun/môn học chuyên ngành
- Tác giả:Nguyễn Văn Linh cùng nhóm tác giả
- 220 lượt xem
Ngày nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển. Trong các Doanh nghiệp hiện nay có nhiều hệ thống sản xuất sử dụng các bộ điều khiển lập trình. Trên thế giới có nhiều hãng sản xuất các bộ điều khiển lập trình khác nhau như: Siemens, Mitsubishi, Omron, Telemecanique, Allen Bredlay,... Về cơ bản, chúng đều có các tính năng tương tự, do đó, trong tài liệu này chỉ đề cập đến một loại PLC khá thông dụng “Mitsubishi” và được dùng nhiều ở Việt Nam. PLC nâng cao là một trong những mô đun chuyên môn mang tính đặc trưng cao thuộc nghề tự động hoá. Sau khi học mô đun này, học viên có đủ kiến thức và kỹ năng để học tập tiếp các mô đun MPS, Chuyên đề điều khiển ... Giáo trình này được biên soạn theo mô đun thuộc hệ thống mô đun của chương trình đào tạo nghề tự động hoá trình độ Cao đẳng nghề được dùng làm giáo trình cho học viên trong các cơ sở dạy nghề. Ngoài ra, giáo trình cũng có thể được sử dụng cho đào tạo ngắn hạn hoặc làm tài liệu tham khảo cho các công nhân kỹ thuật, các nhà quản lý và người sử dụng nhân lực tham khảo. Giáo trình mô đun này được triển khai sau các mô đun Trang bị điện; PLC cơ bản; Kỹ thuật cảm biến. Mô đun cung cấp những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình trong PLC cũng như trang bị những kỹ năng về lắp đặt các bộ điều khiển lập trình và kỹ năng lập trình giải quyết các yêu cầu nâng cao trong dây chuyền sản xuất. Trong quá trình biên soạn, do thời gian, kinh nghiệm và trình độ có hạn nên khó tránh thiếu sót, mong các thầy cô cũng như các độc giả nhận xét, đánh giá, bổ sung để giáo trình được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn!