Sorry, JavaScript must be enabled.
Change your browser options, then try again.

Bảo trì sửa chữa máy công cụ

12
" alt="Giáo trình Môn học : Vẽ kỹ thuật Nghề: Bảo trì và Sửa chữa máy công cụ Trình độ: Trung cấp">  
Giáo trình Môn học : Vẽ kỹ thuật Nghề: Bảo trì và Sửa chữa máy công cụ Trình độ: Trung cấp
  • Cơ khí chế tạo
  • Tác giả:Lê Văn Tấn; Nguyễn Văn Thịnh
  • 290 lượt xem

Bản vẽ kỹ thuật ra đời và phát triển theo nhu cầu của đời sống con người và theo sự đòi hỏi của thực tiễn sản xuất. Hình thức và nội dung của bản vẽ cũng thay đổi theo sự phát triển không ngừng của sản xuất xã hội. Sự ra đời của bản vẽ là khả năng diễn tả sự vật và sự tích lũy những kiến thức hình học trong việc đo đạc ruộng đất, trong việc xây dựng các nhà ở. Sự phát triển của bản vẽ đã trải qua nhiều thế kỷ nay. Trước đây, khi xây dựng các công trình người ta vẽ trực tiếp các hình biểu diễn các công trình ngay trên mặt đất nơi công trình đã được xây dựng, sau đó các bản vẽ mặt bằng này được thực hiện trên các phiến đá, các bảng gỗ bằng những hình vẽ thô sơ và đơn giản. Ngày nay bản vẽ kỹ thuật được thực hiện bằng các phương pháp biểu diễn khoa học, chính xác và hoàn chỉnh theo các tiêu chuẩn thống nhất của quốc gia và quốc tế với những dụng cụ vẽ tinh xảo và tự động hóa. Ở nước ta môn vẽ kỹ thuật đã được giảng dạy và nghiên cứu trong các trường Đại Học, Cao Đẳng, và các trường trung học chuyên nghiệp. Năm 1974 tiêu chuẩn “bản vẽ cơ khí” được sửa đổi và thuộc hệ thống tiêu chuẩn “ tài liệu thiết kế” trong những năm đổi mới nền kinh tế của nước ta đã dần dần hòa nhập với nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới.

" alt="Giáo trình kỹ thuật sửa chữa máy công cụ (TCKTKT)">  
Giáo trình kỹ thuật sửa chữa máy công cụ (TCKTKT)

Dựa vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của việc đào tạo nghề Bảo trì và sửa chữa máy công cụ của Khoa Cơ khí Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Đồng Nai, Giáo trình Kỹ thuật sửa chữa máy công cụ được xây dựng và biên soạn lại trên cơ sở chương trình khung đào tạo nghề Bảo trì và sửa chữa máy công cụ đã được nhà nước phê duyệt và ban hành, giáo trình được thực hiện bởi tập thể giáo viên thuộc Khoa Cơ khí Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Đồng Nai. Trên cơ sở là chương trình khung, chương trình chi tiết, phân tích nghề, phân tích công việc và yêu cầu thực tiễn của thị trường lao động tại địa phương, đồng thời căn cứ vào tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng nghề của cấp độ được đào, từ đó tập thể giáo viên của Khoa Cơ khí đã nghiên cứu, thảo luận và đi đến thống nhất biên soạn GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ cho sát với khả năng và nhiệm vụ thực tế của nhà trường, đồng thời vẫn định hướng đúng theo chương trình chung cấp quốc gia. Kỹ thuật sửa chữa máy móc thiết bị công nghiệp nói chung và kỹ thuật sửa chữa máy công cụ nói riêng đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động của máy công cụ ở cá nhà máy gia công cơ khí. Nhằm trang bị và củng cố kiến thức về kỹ thuật sửa chữa cơ bản cho học sinh, sinh viên và thợ cơ khí. Do biên soạn lần đầu, cuốn sách chắc chắn còn những thiếu sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc và đồng nghiệp để cuốn giáo trình mô đun “Kỹ thuật sửa chữa máy công cụ” ngày càng hoàn thiện hơn.

" alt="Giáo trình phay bào cơ bản">  
Giáo trình phay bào cơ bản

Dựa vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của việc đào tạo nghề Bảo trì và sửa chữa máy công cụ thuộc Khoa Cơ khí của Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Đồng Nai, giáo trình Phay bào cơ bản được xây dựng và biên soạn lại trên cơ sở chương trình khung đào tạo nghề Cơ khí chế tạo đã được nhà nước phê duyệt và ban hành, giáo trình được thực hiện bởi tập thể giáo viên thuộc Khoa Cơ khí Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Đồng Nai. Trên cơ sở là chương trình khung, chương trình chi tiết, phân tích nghề, phân tích công việc và yêu cầu thực tiễn của thị trường lao động tại địa phương, đồng thời căn cứ vào tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng nghề của cấp độ được đào, từ đó tập thể giáo viên của Khoa Cơ khí đã nghiên cứu, thảo luận và đi đến thống nhất biên soạn giáo trình Phay bào cơ bản cho sát với khả năng và nhiệm vụ thực tế của nhà trường, đồng thời vẫn định hướng đúng theo chương trình chung cấp quốc gia. Trong quá trình biên soạn chắc chắn sẽ có những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để cuốn giáo trình mô đun “Phay bào cơ bản” ngày càng hoàn thiện hơn./.

" alt="Giáo trình Mô đun: Tiện côn Nghề: Bảo trì sửa chữa máy công cụ Trình độ: Trung cấp">  
Giáo trình Mô đun: Tiện côn Nghề: Bảo trì sửa chữa máy công cụ Trình độ: Trung cấp

Dựa vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của việc đào tạo nghề Bảo trì và sửa chữa máy công cụ thuộc Khoa Cơ khí của Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Đồng Nai, Giáo trình Tiện cơ bản được xây dựng và biên soạn trên cơ sở Chương trình khung đào tạo nghề Bảo trì và sửa chữa máy công cụ đã được nhà nước phê duyệt và ban hành, giáo trình được thực hiện bởi tập thể giáo viên thuộc Khoa Cơ khí Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Đồng Nai. Trên cơ sở là chương trình khung, chương trình chi tiết, phân tích nghề, phân tích công việc và yêu cầu thực tiễn của thị trường lao động tại địa phương, đồng thời căn cứ vào tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng nghề của cấp độ được đào, từ đó tập thể giáo viên của nghề đã nghiên cứu, hội ý và đi đến thống nhất biên soạn “Giáo trình tiện cơ bản’’ cho sát với khả năng và nhiệm vụ thực tế của nhà trường, đồng thời vẫn định hướng đúng theo chương trình chung, cấp quốc gia. Trong quá trình thực hiện do tập thể giáo viên của bộ môn tiện không nhiều, điều kiện nghiên cứu còn thiếu do đó không thể không có những thiếu sót nhất định, tập thể giáo viên chúng tôi xin nhận sự đóng góp ý kiến của mọi người cho giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn .

Các đơn vị liên kết