GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: TRANG BỊ ĐIỆN CƠ BẢN NGHỀ: TỰ ĐỘNG HÓA TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG_2021
- b. Mô đun/môn học chuyên ngành
- 209 lượt xem
- Loại file:pdf
- Số trang:140
- Nhà xuất bản:DCoHT
- Ngày xuất bản:2021
Mô dun Trang bị điện cơ bản là một trong những mô đun chuyên ngành mang tính
đặc trưng cao thuộc nghề “Tự động hóa công nghiệp”. Mô đun này có ý nghĩa quyết định
đến kỹ năng cũng như kiến thức của người học. Sau khi học tập mô đun này, người học có
đủ kiến thức để học tiếp mô đun trang bị điện nâng cao
Giáo trình “Trang bị điện cơ bản“ được biên soạn dùng cho chương trình dạy nghề
“Tự động hóa công nghiệp”,đáp ứng cho hệ cao đẳng, giáo trình biên soạn dạng giải quyết
các công việc để hình thành năng lực của người học về kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Nội dung của giáo trình cung cấp các kiến thức về sử dụng các khí cụ điện, thiết bị
điện thông dụng được sử dụng trong mạch điện của hệ thống điều khiển động cơ
Hình thành và rèn luyện các kỹ năng sử dụng các dụng cụ điện cầm tay dùng trong
lắp đặt mạch điện, sử dụng các đồng hồ đo điện để kiểm tra, sửa chữa những hư hỏng
thường gặp trong mạch điện, lắp đặt được mạch điện theo sơ đồ mạch điện. Giáo trình
dùng để giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Mặc dù nhóm tác giả đã có nhiều cố gắng xong không thể tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy, cô, bạn bè đồng nghiệp và bạn đọc
để giáo trình đạt chất lượng cao hơn.
Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu của các trường
Cao đẳng, Đại học, để đáp ứng các yêu cầu thực tế đặt ra, nhằm trang bị cho học sinh sinh
viên các kiến thức và năng lực trong quá trình học môn Trang bị điện cơ bản./.
Xin trân trọng cám ơn!
Tài liệu tham khảo:
- Điện công nghiệp (TS. Nguyễn Bê)
- Trang Bị điện – điện tử (Vũ Quang Hồi, Nguyễn Văn Chất, Nguyễn Thị Liên Anh)
- Máy điện – Khí cụ điện (Trường ĐH SPKT TP.HCM)
- Máy điện – khí cụ điện (Ths. Nguyễn Trọng Thắng, Ths. Nguyễn Phi Long)
- Kỹ thuật đo lường (TS. Nguyễn Hữu Công)