GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: VẼ KỸ THUẬT NGÀNH: KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP_2021
- a. Mô đun/môn học cơ sở
- 151 lượt xem
- Loại file:pdf
- Số trang:88
- Nhà xuất bản:DCoHT
- Ngày xuất bản:2021
Bản vẽ kỹ thuật ra đời và phát triển theo nhu cầu của đời sống con người
và theo sự đòi hỏi của thực tiễn sản xuất. Hình thức và nội dung của bản vẽ
cũng thay đổi theo sự phát triển không ngừng của sản xuất xã hội. Sự ra đời của
bản vẽ là khả năng diễn tả sự vật và sự tích lũy những kiến thức hình học trong
việc đo đạc ruộng đất, trong việc xây dựng các nhà ở. Sự phát triển của bản vẽ
đã trải qua nhiều thế kỷ nay.
Trước đây, khi xây dựng các công trình người ta vẽ trực tiếp các hình
biểu diễn các công trình ngay trên mặt đất nơi công trình đã được xây dựng, sau
đó các bản vẽ mặt bằng này được thực hiện trên các phiến đá, các bảng gỗ bằng
những hình vẽ thô sơ và đơn giản.
Ngày nay bản vẽ kỹ thuật được thực hiện bằng các phương pháp biểu diễn
khoa học, chính xác và hoàn chỉnh theo các tiêu chuẩn thống nhất của quốc gia
và quốc tế với những dụng cụ vẽ tinh xảo và tự động hóa. Ở nước ta môn vẽ kỹ
thuật đã được giảng dạy và nghiên cứu trong các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp.
Năm 1974 tiêu chuẩn “bản vẽ cơ khí” được sửa đổi và thuộc hệ thống
tiêu chuẩn “ tài liệu thiết kế” trong những năm đổi mới nền kinh tế của nước ta
đã dần dần hòa nhập với nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới. Môn học vẽ
kỹ thuật kết hợp giảng dạy với phần mềm Autocad và NX.
Mặc dù tổ biên soạn đã có nhiều cố gắng xong không tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong được ý kiến đóng góp của quý thầy, cô, đồng nghiệp và bạn
đọc để giáo trình đạt chất lượng cao hơn.
Tài liệu tham khảo:
- Vẽ kỹ thuật cơ khí (Trần Hữu Quế, Đặng Văn Cứ, Nguyễn văn Tuấn)
- Vẽ kỹ thuật cơ khí (ĐHGTVT)
- Vẽ kỹ thuật (ĐHBKTPHCM)
- Vẽ kỹ thuật ( Nguyễn Thị Mỵ – ĐHCN TP.HCM)
- Vẽ kỹ thuật cơ khí tập 1 (Trần Hữu Quế)